Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học


Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại:
  • • Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;
  • • Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hoà tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
  • • Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
  • • Khuyếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
  • • Chuyển hoá các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hoá sinh hoá phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thuỷ động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Cùng tìm hiểu với Công nghệ sinh học hiếu khí


Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau:
  • - Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH
  • - Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
  • - Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
1.1 Công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank)
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Nồng độ oxy hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ hơn 2 mg/l. Tốc độ sử dụng oxy hoà tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào:


  • • Tỷ số giữa lượng thức ăn (CHC có trong nước thải) ø lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;
  • • Nhiệt độ;
  • • Tốc độ sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vi sinh vật;
  • • Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;
  • • Lượng các chất cấu tạo tế bào;
  • • Hàm lượng oxy hoà tan.
1.2 Công nghệ xử lý sinh học dạng mẻ (SBR)
Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục chỉ có điều tất cả xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: (1) – Làm đầy; (2) – Phản ứng; (3) – Lắng; (4) – Xả cặn; (5) – Ngưng.


1.3 Công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám
Bể Bùn Hoạt Tính Với Vi Sinh Vật Sinh Trưởng Dạng Dính Bám: Nguyên lý hoạt động của bể này tương tự như trường hợp vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chỉ khác là vi sinh vật phát triển dính bám trên vật liệu tiếp xúc đặt trong bể.
Do có nhiều ưu điểm vượt trội về hiệu quả xử lý cũng như giảm chi phí đầu tư & vận hành nên hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám đang được ứng dụng khá rộng rãi. Năm 2010, GREE đã phát triển và nâng cấp cải tiến thành công công nghệ dính bám AFBR từ công nghệ FBR.

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé:

HOTLINE: 0931.775.112

Chúng tôi cung cấp các giải pháp và và thực hiện trọn gói các dịch vụ:
            - Thiết kế Hệ thống xử lý;
            - Tư vấn công nghệ và lập hồ sơ xin cấp phép;
            - Thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị;
            - Vận hành đạt yêu cầu của Chủ đầu tư (hoặc theo quy định Luật Môi trường);
            - Nghiệm thu chất lượng đầu ra Hệ thống xử lý theo quy định;
            - Xin cấp phép xả thải;
            - Bàn giao cho Chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Địa chỉ: Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP HCM
VPĐD Bình Dương: Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
VPĐD Huế: Km 26, QL 1A, Đông Lâm, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Lĩnh Vực hoạt động:
- Cung cấp máy lọc nước tinh khiết RO: RO gia đình, RO bán công nghiệp, RO công nghiệp 
- Cung cấp máy lọc nước nóng nguội lạnh: 2 vòi, 3 vòi, 4 vòi, 6 vòi
- Sửa chữa, cung cấp thiết bị lọc nước
Xử lý nước thải: y tế, sinh hoạt, công nghiệp
Xử lý nước sinh hoạt: Xử lý nước giếng khoan
- Nước uống tinh khiết: chai 350ml, chai 500ml, bình 19-20 lít

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét