Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Xử lý nước thải sinh hoạt

Trong những năm gần đây nền kinh tế đang ngày càng phát triển kéo theo đó là quá trình xây dựng các khu Đô thị, các công trình dân sinh (bệnh viện, trường học…) và các nhà máy sản xuất như chế biến thực phẩm, chế biến giầy da, thuộc da, may mặc, dệt nhuộm, xi mạ… Vì vậy nhu cầu xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ Môi trường đang là vấn đề cần được cả xã hội quan tâm quan tâm. …Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé: 
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1.1 Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải sinhhoạt
a. Nước thải từ khu vực vệ sinh
Nước thải từ khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số ô nhiễm như BOD5, COD, Ni tơ, phốt pho có nồng độ ô nhiễm cao,
b. Nước thải từ chất thải sinh hoạt
+ Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp
Nước thải khu vực này từ quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa. 
+ Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt
Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.
c. Nước thoát sàn
Nước thải loại này từ quá trình lau, rửa sàn; chứa các thành phần ô nhiễm như chất tẩy rửa và rác, cặn bẩn.
1.2. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt
* Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS – SS) có thể có bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
- Các chất hữu cơ không tan;
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.
* Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD).
Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học 
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD
* Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD).
Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí.
BOD là một thông số quan trọng:
+ Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải;
+ Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên;
+ Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.



* Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Nito là một trong những thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước, tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat). Nito trong nước thải cao khi ra sông hồ sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, thực vệt phù du như rong, rêu, tảo phát triển gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2, CH4… tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước
Ngoài ra nito còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu và phương pháp sinh học là 1 trong những phương pháp xử lý nito hiệu quả nhất.

* Coliform
Là nhóm vi khuẩn có hại rất phổ biến có mặt trong nước thải sinh hoạt, cần xử lý tốt trước khi thải ra môi trường. Chúng có thể sống ký sinh trong thực vật, cơ thể động vật và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho con người và động vật.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn một vài thông số ô nhiễm khác như: H2S, Photpho, dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt.

II.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ:


Phương pháp xử lý nước thải

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé: 0931 775 112
Chúng tôi cung cấp các giải pháp và và thực hiện trọn gói các dịch vụ:
- Thiết kế Hệ thống xử lý;
- Tư vấn công nghệ và lập hồ sơ xin cấp phép;
- Thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị;
- Vận hành đạt yêu cầu của Chủ đầu tư (hoặc theo quy định Luật Môi trường);
- Nghiệm thu chất lượng đầu ra Hệ thống xử lý theo quy định;
- Xin cấp phép xả thải;
- Bàn giao cho Chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

CÔNG TY CỔ PHẦN TM-DV-KT CAO NAM PHÁT
Địa chỉ: Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP HCM
VPĐD Bình Dương: Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
VPĐD Huế: Km 26, QL 1A, Đông Lâm, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Lĩnh Vực hoạt động:
- Cung cấp máy lọc nước tinh khiết RO: RO gia đình, RO bán công nghiệp, RO công nghiệp 
- Cung cấp máy lọc nước nóng nguội lạnh: 2 vòi, 3 vòi, 4 vòi, 6 vòi
- Sửa chữa, cung cấp thiết bị lọc nước
- Xử lý nước thải: y tế, sinh hoạt, công nghiệp
- Xử lý nước sinh hoạt: Xử lý nước giếng khoan
- Nước uống tinh khiết: chai 350ml, chai 500ml, bình 19-20 lít

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét