Hiện nay,nguồn nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống, chăn nuôi, sản xuất…chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm (nước giếng khoan) nước bề mặt (ao, hồ, sông suối…).Ngoài các thành phố lớn có nước máy để sử dụng còn lại đa phần ở các khu vực chưa có điều kiện người dân tự khoan giếng , đào giếng để có nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, các loại vật liệu lọc, hóa chất đang là lựa chọn hàng đầu của các phương pháp xử lý nước.
Công dụng chính của các lớp vật liệu như sau: Vật liệu lọc nước giếng khoan giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong nguồn nước như Fe,Mn,As..., loại bỏ các tạp chất gây màu và gây mùi cho nước, giúp nguồn nước trong hơn và sạch hơn .Vật liệu lọc nước giếng khoan không chỉ xử lý được những tạp chất mà nó còn có khả năng loại bỏ các độc tố gây hại mà còn có khả năng xử lý những chất hữu cơ tồn dư trong nước mà cát lọc thông thường không có khả năng xử lý
Sau đây công ty Cao Nam Phát sẽ trình bày một số thông tin của từng loại vật liệu lọc để quý khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm có thể tiếp cận dễ dàng hơn.
1. Sỏi đỡ
Sỏi đỡ phải là các hạt có dạng khối đa giác, hoặc hình cầu; có đủ độ bền, độ cứng để không giảm chất lượng trong quá trình bốc xếp và sử dụng; không lẫn các tạp chất độc hại và phải đạt yêu cầu tối thiểu về tỉ trọng. Kết hợp với cát lọc để loại bỏ cặn lơ lửng ra khỏi nước
Sỏi đỡ được dùng trong xử lý nước cấp, có tác dụng lọc chặn, giữ lại các cặn bẩn trong nước làm sạch cho nguồn nước cấp, chiều dày lớp lót từ 100 – 250mm, nếu sử dụng trong cột composite nó có tác dụng đỡ các lớp vật liệu trên nó để các cặn bẩn không đi ra theo đường nước sạch.
Sỏi thạch anh có kích thước hạt lớn và đồng đều, độ bóng hạt cao, độ cứng cao. Chính vì vậy nó được dùng làm vật liệu đỡ các vật liệu khác trong quá trình lọc: đỡ cát, đỡ than hoạt tính,…
Sỏi thạch anh là tác nhân rất tốt trong việc giữ các kết tủa dạng bông có độ nhớt cao rất khó tách và khó lọc.
- Thường xuyên rửa xuôi, rửa ngược để tránh tình trạng tắc ngẵn đường ống thu nước đầu ra;
- Nên thay sỏi đỡ 6 tháng đến 12 tháng lần.
2. Cát thạch anh
Cát thạch anh là loại vật liệu lọc nước phổ biến nhất hiện nay. Tuy vậy nếu không biết lựa chọn loại cát thạch anh, vật liệu lọc nước tốt sẽ không cho ra nguồn nước tốt. Cát thạch anh có thể nói là một trong những vật liệu lọc nước giếng khoan chủ đạo nhất, chỉ cần bề dầy lớp cát > 50 cm, 70% tạp chất nhìn được bằng mắt thường đã có thể xử lý được.
Cát thạch anh dùng làm vật liệu lọc phải cứng bền, thành phần chủ yếu là oxit silic và không bị phá huỷ trong quá trình sử dụng. Dùng làm vật liệu lọc phải là loại cát sạch không bám đất sét, bụi, các tạp chất hữu cơ và các khoáng chất.
Cát thạch anh được sử dụng trong công nghệ lọc nước để lọc các thành phần cặn lơ lửng có kích thước hạt nhỏ không có khả năng kết tủa khi để lắng tự nhiên. Trong quá trình lọc, trên bề mặt bể cát thạch anh sẽ hình thành lên lớp màng,lớp màng này là lớp màng cặn, nó làm ổn định dòng nước sau khi được lọc, đặc biệt khi Fe(OH)3 kết tủa sẽ giúp hấp phụ Asen khi nguồn nước có nguy cơ nhiễm Asen. Cát thạch anh là tác nhân tốt trong việc giữ các kết tủa có độ nhớt cao rất khó tách và khó lọc bởi vì cấu trúc phân tử đặc biệt được hỗ trợ cùng với lớp sỏi đỡ có kích thước lớn hơn.
Sử dụng Cát thạch anh có nhiều ưu điểm, không tham gia phản ứng với các tác nhân hoá học có trong nước và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Cát thạch anh có thể sử dụng lâu dài, có thể rửa lọc thường xuyên khi bề mặt lọc lắng cặn thành những lớp dày. Cát thạch anh có kích thước hạt nhỏ, nên có bề mặt riêng lớn nên hiệu quả lọc cao.
Đặc biệt khi sử dụng cát thạch anh kèm theo một số vật liệu lọc nước khác nữa (Hạt cation, Cát manganese, filox…) thì hiệu quả lọc nước rất cao.
3. Than hoạt tính
- Than hoạt tính có màu đen, xốp, nhẹ, có diện tích hấp phụ bề mặt rất lớn khoảng (800 - 2500m2/g tùy vào công nghệ hoạt hóa của than).
- Than hoạt tính có cấu trúc bền vững, độ cứng bên trong hạt cao nên đảm bảo độ bền cơ học.
Hiện nay Than hoạt tính được dùng chủ yếu để lọc nước và khử các chất hữu cơ hòa tan trong nước. Do có đặc tính hấp phụ cao nên than hoạt tính được dùng trong xử lý nước
+ Khử các chất bẩn: được tính bằng gram chất bẩn hoặc gram COD được giữ lại trong 1kg Than hoạt tính
+ Làm sạch vết của các kim loại nặng hòa tan trong nước
+ Làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan, khử mùi và vị, đặc biệt nước thải công nghiệp chứa các phân tử hữu cơ độc hại hoặc các phân tử có độ bền vững bề mặt cao ngăn cản các quá trình xử lý sinh học.
+ Nước đi qua Than hoạt tính phần lớn là các phân tử hữu cơ hòa tan được lưu giữ lại trên bề mặt. Ngoài ra trong quá trình lọc chứa và nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy các chất hữu cơ dính bám để tạo ra bề mặt tự do, cho phép giữ lại các phân tử hữu cơ mới.
Than hoạt tính còn được dùng để khử mùi, khử các chất độc có trong không khí do ô nhiễm, chống nhiễm phóng xạ, diệt khuẩn, virut… làm sạch môi trường bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh,…
4. Hạt PH (LS)
· Hạt nâng PH có thể thay thế các loại hóa chất khác như: NAOH, NA2CO3 ….
· Hạt nâng PH có giá thành thấp so với các loại hóa chất nhập ngoại khác, nhưng thời gian sử dụng dài .
· Giúp bổ sung khoáng cho nước, sử dụng hạt nâng PH giúp cho PH trong nước ổn định không tăng quá cao so với Hạt Corosex .
· Khi đưa vào sử dụng không thay đổi cấu trúc của lớp vật liệu lọc.
· Khi đưa vào sử dụng phải có 1 lớp vật liệu lót ở trên Hạt nâng PH nên sắp xếp hạt Ls ở trên cùng của bồn lọc .
· Độ dày của Hạt nâng PH từ 0.5 – 1.0 m tùy theo độ PH của nguồn nước đầu vào
· Hạt nâng PH không cần hoàn nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị mài mòn dần nên bổ sung hạt để nguồn nước có độ PH ổn định
· Nên sử dụng hạt nâng pH (LS) khi nguồn nước đầu vào có độ PH từ 4.0 – 6.0
· Để đảm bảo hạt LS phát huy tốt nên vận hành thiết bị lọc ở vận tốc từ 5 – 15 m/giờ.
5. Hạt Aluwat
Hạt Aluwat có tác dụng chính là dùng để nâng và ổn định pH trong nước, khử sắt và các kim loại nặng
Hạt Aluwat là loại vật liệu sử dụng phổ trong công nghệ lọc nước và sản xuất tại Việt Nam. Vật liệu này cấu tạo chính từ diatomit, zeolit, bentonit được hoạt hóa ở nhiệt độ cao. Thành phần hóa học cơ bản: CaCO3, CaO, Fe2O3 và các phụ gia khác.
Hạt Aluwat có phạm vi ứng dụng cao: Có khả năng thay thế đồng thời cả cát thạch anh, hạt xúc tác và than hoạt tính trong quy trình công nghệ xử lý nước. Với khả năng khử sắt, nâng độ pH cho nước, sử dụng đơn giản, dễ dàng thay thế, đồng thời đã được chứng nhận an toàn đối với cấp nước sinh hoạt và ăn uống.
Hạt Aluwat sử dụng trong công nghệ lọc nước có dạng viên tròn đường kính 6 – 8mm, màu nâu đỏ. Loại hạt này được dùng để nâng và ổn định độ pH của nước khoảng từ 6,5 – 8,0. Đồng thời nó còn trở thành chất xúc tác ở quá trình khử sắt, khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, niken, khử các chất phóng xạ, Arsen, Flo trong nước .Mặt khác Hạt Aluwat có tác dụng làm giảm lượng nitrogen (nitrat, nitrit, amoni), photphat, giảm hàm lượng một số tạp chất hữu cơ có trong nước, giảm hàm lượng dầu trong nguồn nước có độ dầu 20 mg/l, khả năng hút dầu của hạt là 90 mg/l. Trong trường hợp nước ngầm chứa sắt ở dạng phức hữu cơ, có thể châm thêm một ít chlorine phía trước bể lọc Aluwat.
* Trong quá trình sử dụng, phải rửa lọc định kỳ bằng quy trình rửa ngược, chu kỳ rửa lọc 1 – 2 lần/ngày. Thời gian rửa lọc 15 – 20 phút, không cần sục gió.
6. Hạt Corset
Hạt nâng PH corset chuyên dùng để nâng độ PH trong nước. Hạt nâng PH corset có thể thay thế các loại hóa chất khác như: NaOH, Na2CO3,…Và khi đưa vào sử dụng không thay đổi cấu trúc của lớp vật liệu lọc.
- Hạt nâng PH corset có thể được sử dụng riêng lẽ trong một thiết bị chỉ với mục đích nâng pH. Để tăng độ trong của nước, nên lót đáy bể lọc bằng một lớp cát thạch anh.
- Độ dày lớp Hạt nâng PH corset có thể điều chỉnh theo độ pH của nguồn nước, dao động từ 0,1 – 0,5m đối với pH từ 6,0 – 4,0 và tốc độ lọc <15m/h.
- Rửa lọc: khi sử dụng kết hợp với các vật liệu lọc khác có thể tiến hành rửa lọc như trường hợp bể lọc cát thông thường.
- Rửa sạch Hạt nâng PH corset trước khi sử dụng.
Lưu ý: Vật liệu sẽ bị hao mòn trong quá trình sủ dụng nên chúng cần được thay thế hạt mới để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
7. Hạt Mangan
Cát Mangan là loại quặng có khối lượng nhẹ được phủ bằng một lớp vỏ bọc bên ngoài, thành phần hóa học cơ bản là Mn(OH)4, hoặc KMnO4.
Cát Mangan hoạt động như một chất oxi hóa bề mặt dùng để kết tủa Sắt, Manganeese và Hydrogen sulfide. Các chất này được tách ra khỏi nước sau khi bị oxi hóa và tạo thành chất bẩn kết tủa bám vào bề mặt các hạt lọc trong máy lọc nước, bể lọc nước.
Cát Mangan là quặng có khối lượng nhẹ được phủ bằng một lớp vỏ bên ngoài, vỏ bọc này cung cấp cho hạt lọc một khả năng lọc tiếp xúc và bản thân trung gian này cũng làm tăng khả năng oxi hóa của hạt. Vỏ bọc này tạo cho hạt một dải vận hành rộng hơn bất cứ một chất lọc sắt trung gian nào. Hơn nữa,Cát Mangan có khối lượng hạt nhỏ nên lượng nước cần thiết để sục ngược thấp hơn so với các hạt lọc khác. Khi khả năng oxi hóa giảm, lớp lọc phải được hoàn nguyên bằng nước sạch và khí kết hợp, nhờ việc hoàn nguyên này mà khả năng oxi hóa của hạt lọc được phục hồi.
+ Cát Mangan có khả năng khử sắt trong khoảng pH rộng, nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6.5 đến 8.
+ Khử sắt có hàm lượng < 35mg/l hiệu quả.
+ Giảm hàm lượng Nitrogen (bao gồm Nitrit, Nitrat, Amoni), Photphat, khử được Asen và Flo trong nước.
+ Giảm hàm lượng một số hợp chất hữu cơ có trong nước.
+ Khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, Crom, Niken.
+ Giảm hàm lượng dầu, nó có khả năng hấp thụ khoảng 90mg dầu/g hạt cát mangan.
+ Có khả năng khử được các chất phóng xạ.
+ Có khả năng Oxy hóa được Sulfide nên hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó lên quá trình khử sắt và mangan.
+ Có tuổi thọ cao nhờ khả năng chống mài mòn lớn.
+ Giá thấp hơn nhiều so với các loại vật liệu nhập ngoại như hạt Pyrolox, Birm hay Manganese green sand.
+ Có thể đưa vào các thiết bị lọc nước sinh hoạt đang sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc bể.
Với những tác dụng và ưu điểm kể trên, cát Mangan là lựa chọn tối ưu khi muốn xử lý nước nhiễm phèn. Kết hợp với các vật liệu lọc nước khác như: cát thạch anh, than hoạt tính, hạt nâng pH,hạt Cation...sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước sinh hoạt.
8. Hạt Ion
Hạt nhựa trao đổi ion hay còn được gọi là hạt nhựa làm mềm nước là loại hạt không hoà tan và có chứa các ion có thể dễ dàng trao đổi với các ion khác trong dung dịch phản ứng với nó. Sự trao đổi này không làm biến đổi tính chất vật lý của vật liệu trao đổi ion.
Ứng dụng: Làm mềm, khử kim loại nặng trong quá trình xử lý nước, nước cấp lò hơi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thực phẩm, rượu bia và nước giải khát, dược phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.
- Cấu tạo của hạt nhựa trao đổi ion gồm 2 phần chính:
+ Một phần được làm polymer - là gốc của chất trao đổi ion
+ Phần còn lại là nhóm ion có thể trao đổi (hay còn gọi là nhóm hoạt tính)
Tùy theo quy trình sản xuất cũng như nhu cầu sử dụng mà hạt nhựa trao đổi ion sản xuất thành nhiều loại với các nhóm màu sắc khác nhau như vàng, nâu, trắng, đen, xám... Tuy nhiên, cấu tạo chung của chúng vẫn chứa 2 thành phần chính như trên.
Mục đích của việc dùng hạt nhựa trao đổi ion trong hệ thống lọc nước là nhằm làm mềm nước hoặc loại bỏ các chất khoáng không cần thiết trong nước.
Theo đó, nguyên lý hoạt động của hệ thống này là: sử dụng một loại nhựa có chứa ion Na+ liên kết với một cation (ion âm) khác, cation đó có khả năng liên kết với Ca2+ và Mg2+ mạnh hơn Na+. Khi cho nhựa vào cột trao đổi ion và cho nước cần xử lý chảy qua cột, cation có trong nhựa sẽ liên kết với các ion Ca2+ và Mg2+ và giữ chúng lại trong cột, đồng thời sẽ giải phóng Na+ vào nước, cách này giúp loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước uống, giúp nước “mềm” hơn.
Trong trường hợp nước yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn lượng khoáng có trong nước thì tiếp tục xử lý bằng cách cho nước chảy qua cột trao đổi ion với nhựa chứa H+ (sẽ loại bỏ được cation). Sau đó qua cột có nhựa chứa ion OH-(loại bỏ các anion). H+ và OH sau đó sẽ kết hợp với nhau tạo thành nước (H2O).
- Thời gian sử dụng lâu dài.
- Có thể tái sinh nhiều lần với chi phí thấp, năng lượng tiêu tốn nhỏ.
- Thân thiện với môi trường vì nó chỉ hấp thu các chất sẵn có trong nước.
- Loại bỏ được các tap chất lơ lửng nhờ khả năng lọc của lớp nhựa trong cột trao đổi.
Trong quá trình sử dụng, sau một thời gian dài, chúng ta có thể hoàn nguyên Hạt nhựa trao đổi ion để làm sạch, tái sử dụng chúng mà không phải tốn chi phí mua mới bằng cách dùng muối tinh khiết hoặc một vài loại hóa chất công nghiệp như NaCl để tái sinh nhựa anion bazơ mạnh trong quá trình khử nitrat. Ngoài ra cũng có thể dùng các hợp chất khác cung cấp ion clorua như axit clohydric với quy trình khá đơn giản.
9. Hạt ODM
Vật liệu lọc đa năng ODM-2F là sản phẩm xuất sứ từ thiên nhiên ( thành phần chính là diatomit, zeolit, bentonit) được hoạt hóa ở nhiệt độ cao, đưa vào ứng dụng từ những năm 1998 trong nhiều công trình ở Liên Bang Nga, Ukraina, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Sử dụng tại Việt Nam từ năm 2002.
Thành phần và tính chất:
- Đặc tính: là chất hấp phụ, hấp thụ và là vật liệu lọc đa năng.
- Thành phần hóa học cơ bản:
SiO2 ≤ 84% ; Fe2O3 ≤ 3.2% ; Al2O3 + MgO + CaO = 8%
Vật liệu lọc đa năng ODM-2F có thể thay thế đồng thời cả cát thạch anh, hạt xúc tác và than hoạt tính trong quy trình công nghệ xử lý nước phèn và nước thải. Sản phẩm được sử dụng trong xử lý nước sinh hoạt và ăn uống. Chất lượng nguồn nước trước và sau khi xử lý đã được xét nghiệm tại các vùng khách hàng sử dụng.
· Nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6.5 – 8.0
· Xúc tác quá trình khử sắt (Fe < 35 mg/l).
· Giảm hàm lượng nitrogen (nitrit, nitrat, amoni), photphat (20 – 50% tùy theo tốc độ lọc từ 4 – 7 m3/giờ), có khả năng khử arsen, khử Flo trong nước (tác dụng tương tự hạt xúc tác Alumina).
· Giảm hàm lượng một số hợp chất hữu cơ có trong nước.
· Khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, crom, niken.
· Giảm hàm lượng dầu (hấp thu khoảng 90mg dầu/ g hạt)
· Khử các chất phóng xạ.
Ưu điểm:
· Kết hợp nhiều công đoạn xử lý như xúc tác, tạo bông, lọc cặn trong cùng một thiết bị.
· Tăng độ an toàn cho chất lượng nước sau xử lý.
· Vận hành đơn giản.
· Giá cả thấp hơn nhiều so với các loại chất hấp phụ khác.
· Có thể thay thế các loại vật liệu lọc đang được sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc bể lọc.
· Lượng nước rửa lọc thấp hơn các loại vật liệu khác. Không cần sục gió.
Khuyến cáo sử dụng:
- Vận tốc lọc và chiều dày lớp vật liệu ODM-2F sẽ được điều chỉnh theo hàm lượng sắt hoặc các chất ô nhiễm có trong nguồn nước.
- Để xử lý nước ngầm nên bố trí thiết bị làm thoáng, sục khí hoặc ejector phía trước bể lọc để cấp thêm oxy cho quá trình oxy hóa sắt.
- Để tăng hiệu quả xử lý đối với nước nguồn có độ pH thấp, nên sử dụng kết hợp với hạt nâng pH (LS). Độ dày lớp hạt LS được điều chỉnh theo độ pH của nước nguồn và tốc độ lọc (tham khảo phần hướng dẫn sử dụng hạt LS). Hoặc sử dụng kèm các hóa chất nâng pH như NaOH, Na2CO3, vôi.
- Để tạo độ trong cho nước cần bố trí phí dưới lớp ODM-2F một lớp cát thạch anh có độ dày khoảng 0.2 – 0.3m.
- Trong các thiết bị khử sắt hàm lượng cao trên 5mg/l: nên bố trí chiều cao lớp ODM-2F tối thiểu là 0.8m, vận tốc lọc không vượt quá 20m/h. Hiệu quả xử lý sẽ tốt hơn sau khi vận hành 3 – 4 ngày (thời gian đầu để tạo lớp màng xúc tác trên bề mặt hạt).
- Trong trường hợp nước ngầm chứa sắt ở dạng phức hữu cơ, có thể châm thêm một ít chlorine phía trước bể lọc ODM-2F.
- ODM-2F có khả năng xử lý dầu trong nguồn nước có nồng độ dầu đến 20mg/l. Khả năng hút dầu của hạt là 90mg/g.
- Cần rửa sạch hạt ODM-2F trước khi đưa công trình vào sử dụng.
- Rửa lọc định kỳ bằng quy trình rửa ngược. Chu trình rửa lọc 1 – 2 lần/ngày đêm. Cường độ nước rửa để đảm bảo độ giản nở của lớp vật liệu lọc đạt 30% là 10l/s.m2. Thời gian rửa lọc 15 -20 phút. Không cần sục gió.
- ODM-2F không cần hoàn nguyên (ngoại trừ quy trình khử Flo). Sau một thời gian sử dụng khoảng 3 – 5 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn và yêu cầu xử lý) cần thay mới hạt.
10. Hạt Birm
- Đặc điểm: Dạng hạt màu đen, cứng, khô rời, có góc cạnh, kích thước hạt từ 0.6-2mm
- Công dụng: Khử sắt và mangan, dùng trong xử lý nước cấp.
Hiệu suất xúc tác cao dẫn tới lọc phèn và mangan trong nước ngầm rất hiệu quả;
Thời gian sử dụng lâu và tiêu hao vật liệu thấp;
Birm không yêu cầu hóa chất cho việc tái tạo hoàn nguyên vật liệu.
Quý khách đang có nhu cầu sử dụng vật liệu để xử lý nước giếng khoan hay lọc nước hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí: HOTLINE: 0785 565 116
CÔNG TY CỔ PHẦN TM DV KT CAO NAM PHÁT
Địa chỉ: Số 46, Đường 22, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP HCM
VPĐD Bình Dương: Số 93, Đường DT 743C, Đông Tân, Dĩ An, Bình Dương.
VPĐD Huế: Km 26, QL 1A, Đông Lâm, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Lĩnh Vực hoạt động:
- Cung cấp máy lọc nước tinh khiết RO: RO gia đình, RO bán công nghiệp, RO công nghiệp
- Cung cấp máy lọc nước nóng nguội lạnh: 2 vòi, 3 vòi, 4 vòi, 6 vòi
- Xử lý nước thải: y tế, sinh hoạt, công nghiệp
- Xử lý nước sinh hoạt: Xử lý nước giếng khoan
- Nước uống tinh khiết: chai 350ml, chai 500ml, bình 19-20 lít
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét